Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

NƠI TỔ CHỨC HỘI THẢO UY TÍN VỚI GIÁ KHÔNG THỂ RẺ HƠN ĐƯỢC NỮA….CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG CHÍNH CHỦ. LIÊN HỆ : MRS: PHƯƠNG 01666607778






NƠI TỔ CHỨC HỘI THẢO UY TÍN VỚI GIÁ KHÔNG THỂ RẺ HƠN ĐƯỢC NỮA….CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG CHÍNH CHỦ. LIÊN HỆ : MRS: PHƯƠNG 01666607778
Hãy lựa chọn đến với chúng tôi để được tận hưởng dịch vụ cho thuê phòng đào tạo, tấp huấn, giao lưu tốt nhất cho Quý khách!
Chúng tôi có một hệ thống phòng đào tạo, tập huấn với diện tích từ 30m2 – 500m2 đảm bảo sức chứa từ 20 – 500 khách. Các phòng hội trường cho thuê được thiết kế chuyên nghiệp và hiện đại: Sân khấu rộng rãi, hệ thống âm thanh, ánh sáng chất lượng cao, màn chiếu, máy chiếu, điều hoà, bảng flipchart, bàn ghế phủ khăn sang trọng. Có hỗ trợ nước uống nóng lạnh, trưc kĩ thuật 24/7.
Đặc biệt, phòng hội trường đào tạo cho thuê tại hà nội có vị trí thuận lợi, dễ tìm ngay tại trung tâm quận Cầu Giấy và Thanh Xuân bao gồm: khu ăn uống, cafe, mua sắm, bãi để xe rộng rãi cho cả ô tô và xe máy…
Ngoài dịch vụ cho thuê hội trường đào tạo, phục vụ các dịch vụ đi kèm như: ăn nhẹ giữa giờ – teabreak, ăn trưa ( set menu, cơm văn phòng, cơm suất, buffet..), cho thuê xe ô tô đưa đón, nhà nghỉ, khách sạn, cung cấp PG, lễ tân, ca sĩ, MC …đảm bảo đáp ứng được mọi nhu cầu cho sự kiện của quý khách.
LIÊN HỆ: MRS PHƯƠNG
TÒA NHÀ SỐ 1 HOÀNG ĐẠO THÚY
ĐỊA CHỈ 1: SỐ 1 HOÀNG ĐẠO THÚY- THANH XUÂN – HÀ NỘI.
ĐỊA CHỈ 2: BT 17 LÔ1 – KĐT NĂM THẮNG- NGÕ 67 CHỢ PHÙNG KHOANG- TRUNG VĂN – NĂM TỪ LIÊM – HÀ NỘI.
ĐIỆN THOẠI: 01666607778- 0966792486
EMAIL:
ntphuong4@gmail.com; tanphucminhland@gmail.com
phucminhchothuephong@gmail.com
Blog: http://chothuehoitruonggiarehanoi.blogspot.com/

CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG CHÍNH CHỦ LH: PHƯƠNG 01666607778

CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VỚI PHƯƠNG CHÂM
“HÌNH ẢNH THẬT CON NGƯỜI THẬT SỰ VIỆC THẬT”.





CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG CHÍNH CHỦ LH: PHƯƠNG 01666607778
Hội nghị, hội thảo, họp báo… là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp trong việc kết nối với khách hàng, đối tác và giới truyền thông. Địa điểm tổ chức là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc thành công của các buổi hội thảo. Với lợi thế đặt tại các vị trí trung tâm (trong các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng...) dịch vụ cho thuê phòng hội thảo của Regus sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng cho một buối hội thảo thành công. Đặc biệt, Regus có nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng khi thuê phòng hội thảo như: miễn phí internet, bảng giấy, bảng trắng, bút dạ, giấy viết... ngoài ra, tùy theo nhu cầu riêng biệt của từng khác hàng, chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ bổ trợ: micro loa đàm thoại, dịch vụ ăn uống nhẹ, máy chiếu, và màn hình LCD... Dịch vụ cho thuê phòng hội thảo giúp các doanh nghiệp tạo hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khác hàng, đối tác với chi phí hợp lý và nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Thuêhội trường tổchứcsựkiện
Thuê hội trường 500 chỗ
Thuê hội trường 300 chỗ
Thuê hội trường 200 chỗ
Thuê hội trường 100 chỗ
Thuê hội trường 50 chỗ
Thuê hội trường 30 chỗ
Thuê hội trường 15 chỗ
Thuê hội trường tổ chức hội thảo
Thuê hội trường tổ chức hội nghị
Thuê hội trường đào tạo kỹ năng
Thuê hội trường giá rẻ
Thuê hội trường tổ chức sinh nhật
Thuê hội trường tổ chức họp cổ đông
Thuê hội trường tổ chức đại hội Đảng, Đoàn
VỚI GIÁ THUÊ KHÔNG THỂ RẺ HƠN TỪ 300K/ 4 TIẾNG
LIÊN HỆ: MRS PHƯƠNG
TÒA NHÀ SỐ 1 HOÀNG ĐẠO THÚY
ĐỊA CHỈ 1: SỐ 1 HOÀNG ĐẠO THÚY- THANH XUÂN – HÀ NỘI.
ĐỊA CHỈ 2: BT 17 LÔ1 – KĐT NĂM THẮNG- NGÕ 67 CHỢ PHÙNG KHOANG- TRUNG VĂN – NĂM TỪ LIÊM – HÀ NỘI.
ĐIỆN THOẠI: 01666607778- 0966792486
EMAIL:
ntphuong4@gmail.com; tanphucminhland@gmail.com
phucminhchothuephong@gmail.com


CHO THUÊ PHÒNG HỌC GIÁ RẺ TẠI HÀ NỘI 01666607778

CHO THUÊ PHÒNG HỌC GIÁ RẺ TẠI HÀ NỘI 01666607778
🍀 Phòng 50m2- 600m2 rộng rãi. Nếu kê bàn full thì có thể ngồi được 25-30 người. nếu chỉ kê ghế hội thảo thì được khoảng 50 người- 500 người.
🍀 Với 2 tòa nhà 7 tầng và 12 tầng ngay góc đường mặt đường rộng rãi nên rất tiện đi lại cho việc thuê làm hội thảo hoặc làm lớp dạy thêm, dạy Tiếng Anh. 
🍀 Cơ sở vật chất sạch sẽ, thoáng mát, tòa nhà có bảo vệ 24/24h, Camera an ninh.
🍀 Số lượng phòng học với diện tích đa dạng( khoảng 50 phòng lớn nhỏ khác nhau)
🍀 Hệ thống máy tính hiện đại với gần 500 máy bao gồm cả laptop máy bàn hiện đại tân tiến nhất.
🍀 Có nhà gửi xe rộng rãi, thuận tiện đường giao thông.
🍀 Phòng có điều hòa, thoáng mát, bảng từ, bút viết bảng, bàn ghế tiêu chuẩn mới và đẹp.
🍀 Trang bị đầy đủ hệ thống âm thanh, ánh sáng, màn chiếu, máy chiếu chất lượng cao.
🍀 Cam kết cho thuê lâu dài, giá cả hợp lý.
📞 📞 📞 Để biết thêm thông tin chi thiết vui lòng liên hệ: 
LIÊN HỆ: MRS PHƯƠNG
TÒA NHÀ SỐ 1 HOÀNG ĐẠO THÚY
ĐỊA CHỈ 1: SỐ 1 HOÀNG ĐẠO THÚY- THANH XUÂN – HÀ NỘI.
ĐỊA CHỈ 2: BT 17 LÔ1 – KĐT NĂM THẮNG- NGÕ 67 CHỢ PHÙNG KHOANG- TRUNG VĂN – NĂM TỪ LIÊM – HÀ NỘI.
ĐIỆN THOẠI: 01666607778- 0966792486
EMAIL:
ntphuong4@gmail.com; tanphucminhland@gmail.com
phucminhchothuephong@gmail.com






Cho thuê phòng học, phòng hội trường, phòng họp, phòng lab máy tính tại Hà nội. CHÍNH CHỦ 01666607778






Cho thuê phòng học, phòng hội trường, phòng họp, phòng lab máy tính tại Hà nội. CHÍNH CHỦ 01666607778

Phòng học, phòng hội trường, phòng họp, phòng lab cho thuê được thiết kế hiện đại, tiện nghi, giá thuê từ 250.000đ đến 5.500.000đ, sức chứa từ 10-500 người, diện tích từ 30-550m2. Có hệ thống ánh sáng 2 màu, điều hòa, máy chiếu laser, màn chiếu, trang âm hiện đại có thể hát karaoke được, bảng Flipchart, bút chỉ slide, có wifi, có máy tính giảng viên, có ti vi LCD màn hình lớn, có phục vụ Teabreak, ăn trưa, có kỹ thuật trực lớp, có bãi đỗ xe, có bảo vệ…
Ưu tiên và có ưu đãi cho khách hàng thuê dài hạn, lâu dài với số buổi thuê lớn.
Chúng tôi có nhiều loại phòng học, phòng hội trường, phòng họp, phòng lab cho thuê để khách hàng lựa chọn:
LIÊN HỆ: MRS PHƯƠNG
TÒA NHÀ SỐ 1 HOÀNG ĐẠO THÚY
ĐỊA CHỈ 1: SỐ 1 HOÀNG ĐẠO THÚY- THANH XUÂN – HÀ NỘI.
ĐỊA CHỈ 2: BT 17 LÔ1 – KĐT NĂM THẮNG- NGÕ 67 CHỢ PHÙNG KHOANG- TRUNG VĂN – NĂM TỪ LIÊM – HÀ NỘI.
ĐIỆN THOẠI: 01666607778- 0966792486
EMAIL:
ntphuong4@gmail.com; tanphucminhland@gmail.com
phucminhchothuephong@gmail.com

đáp án bài dự thi em yêu lịch sử việt nam 2016 - 2017


TRƯỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ
 LÊ HỒNG PHONG



BÀI THI
EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM NĂM 2016 - 2017
 









                    HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Thùy Dương
                    LỚP: 6A5
                    NGÀY SINH: 05 -12-2012





 







Câu 1: Trong cuốn "Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển" của Dương Quảng hàm ghi lại bài ca dao về 36 phố Hà Nội có câu như sau:
Rủ nhau đi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố giành giành chẳng sai
Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long ,Hà Nội?
Trả Lời:
Xin chào tất cả các quý vị và các bạn đã có mặt trong buổi thăm quan về Hà nội của chúng tôi ngày hôm nay, đầu tiên tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Trong cuốn sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… vv… hay trong các sách vở, trên các báo chí của họ đều nói đến thành phố đó một cách tha thiết, mến yêu..."
Và chúng ta cũng có một Hà Nội thân thương, man mác, phồn hoa, ồn ào,náo nhiệt đấy nhưng không mất đi nét cổ kính và gắn liền với nó là những lịch sử hào hùng vẻ vang với bao tự hào. Một thành phố rất nhiều vẻ đẹp, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng rất riêng của Hà Nộilàm cho chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội thêm với tâm hồn người Hà Nội .
Tôi rất thích bài thơ này bởi nó nói rõ đầy đủ nhất về Hà Nội 36 phố phường và 5 cửa ô.
Rủ nhau chơi khắp Long thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giày,
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Than,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Ngang, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm,hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem phường phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền

van mieu quoc tu giam (13).jpg
Đó là xưa kia còn Hà Nội, ngày nay có 12 quận, 17 huyện, 01 thị xã gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn. nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay.
Còn khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long -Đông Đô. Vẫn là Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy. Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ ngày nay.
2_50311.jpg
Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long. Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên, chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.
ho-guom-canh-dep-ha-noi-tour-ha-noi-gia-re-tour-du-lich-gia-re.jpgtải xuống.jpg

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ. Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường.Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này. Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại. Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi. Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.
24113quenhanet01danviet.jpg
Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.
Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang. Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo.
Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu. Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc. Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...
Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).
083243baoxaydung_image006.jpg
Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng. Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.
Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu. Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường... Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...). Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...
Mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa ra vào và cửa sổ. Phố xá yên tĩnh hơn. Sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo giờ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối, sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da...). Dân cư ở khu phố cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một. Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.
Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.
Trong một khoảng thời gian sẽ không thể nói hết về Hà Nội thân yêu của chúng ta nhưng chắc chắn trong mỗi chúng ta luôn tự hào rằng có một Hà Nội cổ kính gắn liền với lịch sử. Và hiện nay là thủ đô tự hào của đất nước chúng ta đang ngày một đổi mới và không ngừng vươn xa khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới.
Câu 2:  Hãy nêu tên những thắng lợi tiêu biểu của Lực lượng vũ trang Thủ đô từ khi thành lập đến nay. Cảm nhận của em về một trong những thắng lợi đó. Hãy kể một câu chuyện (nhân vật hoặc sự kiện) em biết, có liên quan đến chiến thắng đó?
Trả lời:
Những thắng lợi đáng tự hào của quân và dân thủ đo chúng ta từ ngày thành lập đến nay:
* Ngày 19/8/1945 các đội tiền thân của Lực lượng vũ trang Thủ đô (LLVT Thủ đô) đã làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội.
* Ngày 19/10/1946, Chiến khu XI - Tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà Nội.
* Sau khi được thành lập, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chấp hành quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng, quân và dân Chiến khu XI với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã nổ súng mở đầu cho toàn quốc kháng chiến và từ đó kiên cường chiến đấu giam chân địch trong Thành phố suốt 60 ngày đêm (vượt gấp đôi chỉ tiêu Trung ương giao), tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ tuyệt đối an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
* Làm nòng cốt cho nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Một số chiến công tiêu biểu:
- Trận đánh sân bay Bạch Mai: Diễn ra vào đêm ngày 17 và dạng sáng ngày 18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của địch, lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá hủy 25 máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.
- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951. Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ lực của Tiểu đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí. Với chiến công ở Khu Cháy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.
- Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền Bắc Đông Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn phá hậu phương của ta và tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo vệ với lực lượng lên đến 2.000 tên cùng hệ thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc xung quanh. Lực lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh diễn ra vào đêm ngày 3 và dạng sáng ngày 4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau đó nhanh chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch, đốt phá một kho xăng, một nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia Lâm là trận đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất ngờ thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp phần gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
* Ngày 10/10/1954, LLVT Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với bộ đội chủ lực tiến hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng tiếp quản toàn bộ Thành phố Hà Nội, bao gồm hàng loạt các căn cứ quân sự cùng 129 công sở, xí nghiệp, bệnh viện, trường học được giữ nguyên vẹn.
* LLVT Thủ đô phối hợp với các lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm, từ 18/12/1972 – 30/12/1972. Trong chiến dịch này, đế quốc Mỹ đã huy động tối đa sức mạnh không lực Hoa Kỳ đánh phá hủy diệt Hà Nội. Chúng sử dụng 444 lần chiếc B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, trong đó có hàng trăm lần chiếc F111, ném khoảng 10.000 tấn bom đạn xuống 4 thị trấn, 39 phố, 67 xã và 4 khu vực đông dân.
Không khuất phục, quân dân Hà Nội phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không, Không quân quốc gia kiên cường, dũng cảm chiến đấu bắn rơi 32 máy bay, trong đó có 25 chiếc máy bay B52, 2 F111 và 5 máy bay chiến thuật. Chiến thắng của quân dân Hà Nội đã làm nên một "Điện Biên Phủ trên không", làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Hà Nội không trở về "thời kỳ đồ đá" mà trở thành "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", buộc đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri "Về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam", cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, tạo nên thời cơ chiến lược cho cách mạng Việt Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Ngày 05/3/1979, Bộ Chính trị ra Quyết định số 35/QĐ-TW, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Sắc lệnh số 28/LCT thành lập Quân khu Thủ đô Hà Nội (trên cơ sở Bộ Tư lệnh Thủ đô).
* Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1285/QĐ-QP chuyển giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc Quân khu Thủ đô.
* Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, ngày 16/7/2008, Chủ tịch nước ký Lệnh số 16/2008/L-CTN về tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 2194/QĐ-BQP ngày 25/7/2008 hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định số 2192/QĐ-BQP hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quyết định số 2196/QĐ-BQP sáp nhập Ban chỉ huy quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc - Quân khu 2 vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
Cảm nghĩ của em:
Trong suốt quá trình xây dựng, phát triển của Thủ Đô được trả giá bằng biết bao máu xương của  các thế hệ cha ông chúng ta, mỗi lần nhắc đến là trái tim em ngân lên bao rung động. Luôn thôi thúc em phải nỗ lực để xứng đáng với những gì cha ông đã đáp xây, xin hứa trước những anh hùng đã ngã xuống vì màu xanh hòa bình hôm nay. Em hứa luôn chăm lo học tập và rèn luyện để xứng đáng với công lao to lớn trên. Phát huy tinh thần kế tục với truyền thống anh hùng, kiên cường chống ngoại xâm, sáng tạo trong lao động, đoàn kết, nhân ái, bao dung trong đối nhân xử thế của dân tộc, đồng thời kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc "1000 năm Thăng Long - Hà Nội"., giá trị truyền thống văn hóa "Xứ Đoài", lập nên bao chiến công hiển hách, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Sự hy sinh, cống hiến, cùng những chiến công hiển hách của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lược lực lượng vũ trang Thủ đô đã hun đúc nên giá trị truyền thống tiêu biểu, đặc sắc đúng như lời khen tặng của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh" đoàn kết sáng tạo; Đề cao cảnh giác; tích cực rèn luyện; “ ĐỂ HÀ NỘI NGÀY MỘT VANG DANH.”
Em xin kể một câu chuyện về người anh hùng đã ghi dấu trong tâm hồn mỗi người con thủ đô trong đó có em về chiến công cùng sự hi sinh cao cả đó. Người anh hùng “ Lê Gia Đỉnh”:
 Có lẽ em sẽ không quên được những chiến công oai hùng đó người anh hung mang tên là Lê Gia Đỉnh, sinh năm 1920, ở làng Chắm (tức Trúc Lâm), huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Anh lớn lên ở thị xã Hưng Yên. Năm 1945 anh tham gia giành chính quyền ở Hưng Yên, rồi vào bộ đội, lên đóng quân ở Hà Nội. Anh là chính trị viên Đại đội I, đại đội này gồm các chiến sĩ cảm tử thuộc Tiểu đoàn 101 Vệ quốc đoàn (lúc này Hà Nội có 12 đội cảm tử). Bắc Bộ Phủ (nay là số nhà 12 phố Ngô Quyền - nhà khách của Chính phủ) nguyên là tư dinh của thống sứ Bắc Kỳ được xây dựng lại từ năm 1918 trên phần đất của chùa Báo Ân xưa, sau khi Nhật đảo chính Pháp thì nơi đây là Phủ Khâm sai cai quản cả Bắc Kỳ. Sau Cách mạng Tháng Tám 19/8/1945 ngôi nhà này trở thành nơi làm việc của Hồ Chủ tịch và Chính phủ. Như mọi người đều biết, ngày 19/12/1946 là ngày bắt đầu cuộc Kháng chiến thần thánh của dân tộc ta kéo dài 9 năm chống thực dân Pháp xâm lươc. Quân dân Thủ đô đã nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Tóm tắt diễn biến chính của ngày này tại Hà Nội như sau:
Em không được chứng kiến những khoảnh khắc oai hùng đó nhưng khi được nghe kể luôn thổn thức dâng lên niềm tự hào sâu sắc:
Khi đó: “Sau khi có Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng “Tất cả hãy sẵn sàng”, chiều ngày 19/12, Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị vũ trang chiến đấu theo thời gian đã quy định. 
20 giờ 03 phút tối 19/12/1946 điện toàn thành phố phụt tắt, Pháo đài Láng bắn pháo làm lệnh tấn công. Cùng lúc đó, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tich được truyền đi khắp cả nước. Tất cả các lực lượng vũ trang Thủ đô đồng loạt tấn công các vị trí đóng quân của thực dân Pháp. Trận chiến đấu diễn ra rất quyết liệt trong đêm 19 và ngày 20/12/1946 tại Cửa Nam, đầu cầu Long Biên - Hàng Đậu, Bắc Bộ Phủ, khu Đấu Xảo (tức khu Cung Văn hoá Hữu nghị và Bộ Giao thông vận tải ngày nay), Toà án, Hoả Lò, Nhà Hát Lớn, Ga Hàng Cỏ, Trụ sở Bộ Quốc phòng, Nhà máy bia Homel, Sở Xe điện, Nhà máy Điện Bờ Hồ, Bưu điên,... mà ác liệt nhất và kéo dài nhất là ở Bắc Bộ Phủ. Tại Bắc Bộ Phủ, ngay sau khi điện toàn thành phố tắt, quân Pháp đóng ở Khách sạn Metropole lập tức nã súng máy vào vị trí này, quân ta bắn trả lại. Quân ta ở Bắc Bộ Phủ lúc bấy giờ là đơn vị của anh Lê Gia Đỉnh. Suốt đêm 19 và ngày 20/12, quân địch nã pháo rồi liên tục mở 4 đợt tấn công vào Bắc Bộ Phủ, một mũi tấn công trực diện ở phố Ngô Quyền, một mũi từ Vườn hoa Chí Linh (nay là Vườn hoa Lý Thái Tổ) đánh tạt vào sườn trái của Bắc Bộ Phủ. Xe tăng gầm rú bắn phá một hồi lâu, các chiến sĩ ta vẫn không bắn trả, chúng tưởng quân ta đã không còn chiến đấu được nữa liền tiến vào. Chờ cho giặc vào vừa đúng tầm súng, các chiến sĩ cảm tử của Đại đội 1 từ các góc tường, cửa sổ, ụ đất ném hàng loạt bom (lúc đó là bom ba càng), chai cháy, lựu đạn, ôm bom ba càng lao thẳng vào xe tăng và xe quân sự của giặc, nhả đạn vào quân thù, với lời thề: “Quyết không cho kẻ thù chiếm nhà Cha Hồ”. Cuộc chiến đấu kéo dài đến 11 giờ trưa ngày 20/12, giặc vẫn không vào nổi Bắc Bộ Phủ. Khi đạn dược đã cạn, chính trị viên Lê Gia Đỉnh ra lệnh cho tất cả các chiến sĩ còn lại phải chuyển thương binh theo giao thông hào sang nhà Bưu điện, chỉ còn mình anh ở lại. Đợi cho giặc Pháp xúm vào mình, anh đã cho nổ quả bom cuối cùng để tiêu diệt bọn chúng và hy sinh tại đó. Anh cùng đơn vị đã nêu cao tấm gương xả thân vì Tổ quốc, bảo vệ Thủ đô, bảo vệ Bắc Bộ Phủ đến hơi thở cuối cùng, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong hai ngày này, toàn thành phố đã tiêu diệt trên 300 tên địch, 5 xe tăng, 7 xe quân sự của địch, riêng tại Bắc Bộ Phủ, 122 tên địch đã bị tiêu diệt, 4 xe tăng và 3 xe quân sự của địch đã bị phá huỷ, góp phần phá tan kế hoạch của thực dân Pháp là đánh chớp nhoáng, chiếm Hà Nội trong vòng 24 giờ.
Về phía quân ta, 45 chiến sĩ đã hy sinh trong đó có chính trị viên đại đội Lê Gia Đỉnh. Anh Lê Gia Đỉnh được tặng danh hiệu “Người Quyết tử quân số 1 của Liên khu 1 - Hà Nội” (nội thành Hà Nội lúc bấy giờ là Khu XI trong 12 khu trực thuộc Trung ương, được chia thành ba liên khu, trong đó Liên khu 1 là khu trung tâm và phần đông bắc, tức là quận Hoàn Kiếm và quận Ba Đình ngày nay). Tháng 4 năm 2000, anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Từ năm 1994, thành phố Hà Nội có một đường phố được mang tên Lê Gia Đỉnh. Phố này ở phường Phố Huế thuộc quận Hai Bà Trưng. Phố dài 350m đi từ phố Đồng Nhân, qua khu tập thể Nguyễn Công Trứ, lượn khúc tới phố Thịnh Yên, chạy phía sau đền Hai Bà Trưng (còn gọi là Đền Đông Nhân)”.
Câu 3:  Bằng những kiến thức lịch sử chọn lọc, hãy khẳng định quá trình xác lập và thực thi chủ quyền một cách liên tục của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc?
Trả lời:
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới. Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình. Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia. Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến. Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào. Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc. Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và ký kết.
Vậy để bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước việt nam thân yêu. Mỗi người công dân việt nam ta cần phải có trách nhiệm như thế nào ? Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chúng ta tiến hành việc này bằng sức mạnh tổng hợp. Hiện nay chúng ta bảo vệ chủ quyền trong thời kỳ hòa bình, cần phải giữ ổn định môi trường cho sự phát triển, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cái này là bản lĩnh của chúng ta và cũng chính là bản lĩnh của thế hệ trẻ. Nhiệm vụ của chúng ta là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiềm lực, khả năng của chúng ta. Thanh niên bảo vệ Tổ quốc là tham gia phát triển kinh tế, khai thác khoáng sản, du lịch, dầu khí... Không chỉ có hải quân mới bảo vệ biển, mà còn là dân quân tự vệ biển, trí thức trẻ của các trường ĐH thuộc các ngành nghề phát triển nguồn lực biển, khí tượng thủy văn... Đó cũng là một cách để thể hiện tinh thần yêu nước của mình. Bên cạnh đó, thanh niên cần hưởng hứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. Nói túm lại , biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn (“các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.”)
 Với truyền thống hào hùng của cha ông, chúng em với tinh thần” Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”.
Sẽ luôn đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực. Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luậts về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam, góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Hà Nội, ngày    tháng    năm 2016
                                                                                                        Ký Tên



Nguyễn Thùy Dương